Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Tại sao cô dâu lại tung hoa cưới trong tiệc cưới của mình ?

Tục lệ tung hoa cưới trong đám cưới rất phổ biến ở phương Tây (và cũng bắt đầu phổ biến tại các nước châu Á cũng như Việt Nam). Người độc thân bắt được bó hoa cưới của cô dâu thường được coi là may mắn và sẽ nhanh chóng có đám cưới (thế nên chẳng mấy ai có gia đình rồi lại đi chen lấn để đón bắt hoa cưới do cô dâu tung ra :oops: ). Thế nhưng tục lệ này xuất phát từ đâu?
Vào thế kỷ XIV tại Pháp, có một phong tục rất đặc biệt là bạn sẽ may mắn nếu trong buổi tiệc cưới bạn có được một mẩu … váy cưới của cô dâu. Phong tục này xuất phát từ việc cô dâu quan niệm rằng đám cưới đánh dấu bước ngoặt trong tình yêu và việc tung váy cưới chứng tỏ cô dâu không còn (bao giờ) cần tới nó nữa. Thế nhưng có những khi cô dâu chưa kịp cởi váy ra thì mọi người đã ùa vào tranh, dẫn tới việc cô dâu thường sẽ cởi bỏ váy cưới bên ngoài của mình và tung ra cho đám đông đang chờ đợi.
Putting on the Garter
Wedding Garter
(pix courtesy of Sean + Dee – Under Creative Commons License)
Một vài nguồn thông tin khác cho rằng không phải váy cưới mà là vòng nịt bít tất (garter – xin xem ảnh) mới là thứ sẽ được chú rể cởi từ chân cô dâu và tung ra. Khi tung ra chiếc nịt bít tất này, cô dâu và chú rể ngầm công bố rằng mình không còn trinh trắng nữa và đã thuộc về nhau.
Người Anh thì lại có một phong tục khác liên quan tới chiếc nịt bít tất này gọi là “tossing or flinging the stocking”. Phù rể sẽ đột nhập vào phòng tân hôn và ăn trộm một vài chiếc tất của cô dâu. Sau đó họ sẽ đứng ở đầu giường của cô dâu, lần lượt quăng chiếc tất ăn trộm được. Việc này chỉ kết thúc khi có một chiếc tất được quăng trúng mũi chú rể và mặc kệ chú rể có bị ngất hay không thì người quăng trúng đó sẽ được coi là người có may mắn tổ chức đám cưới tiếp theo đó.
Catch that Bouquet !
(pix courtesy of Senor Hans – Under Creative Commons License)
Sau đó, không hiểu vì xấu hổ hay một lý do nào đó tế nhị mà nịt bít tất và váy dần được thay bởi hoa cưới. Tuy vậy, rất nhiều nơi cô dâu chú rể vẫn tung cả nịt bít tất và hoa cưới. Người đàn ông độc thân nào bắt được chiếc nịt bít tất sẽ phải đặt nó xuống chân cô gái bắt được hoa và họ sẽ là hai người có may mắn kết hôn tiếp theo (tất nhiên là họ có thể không kết hôn với nhau).
Theo đúng phong tục thì nịt bít tất và hoa cưới sẽ được tung sau khi cắt bánh. Tuy nhiên, ở Việt Nam hoa cưới thường được tung sau khi tan tiệc chứ không được tung sau khi cắt bánh, có lẽ vì lúc đó cô dâu mà tung thì sẽ dễ tung trúng vào quan viên hai họ đã có gia đình đề huề rồi hay chăng?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét